Thursday, April 2, 2015

KIM NGHIỆM LÀM VIỆC TẠI FREELANCER.COM (P3)

Tốt hơn là mạo hiểm làm một việc lớn, nâng cốc mừng đại thắng cho dù có khi sai lầm hoặc chịu mất mát thương đau. Còn hơn là đứng vào hàng ngũ những con chiên, chất phác, giản đơn, những con người ít biết đến niềm vui lẫn nỗi đau. Bởi vì họ sống trong miền sáng tối, nơi chẳng hề có thành công và thất bại (Roosevelt).


Sau khi nghiên cứu về quy định, chính sách của một freelance site thì bạn sẽ đăng kí để trở thành member (www.freelancer.com), sau đó tạo profile. Việc kế tiếp sẽ là đọc yêu cầu của các dự án và bắt tay vào đặt giá thầu (bid) dự án. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không dễ dàng gì để nhận được dự án. Nhiều người đã nản chí bỏ cuộc khi không thể cạnh tranh nổi với những freelancer khác trên thế giới.

Tại sao khách hàng chẳng thèm trả lời gì đến bid của bạn ? Lý do gì bạn đã đặt bid cho gần chục dự án nhưng chưa thành công lần nào ? Làm thế nào để có được dự án ? Bài viết này sẽ gợi ý một vài giải pháp, cũng như giải thích một số ghi chú ở trang chủ để bạn hiểu rõ hơn.

Chúng ta thử xem tiến trình chọn freelancer của khách hàng:
 
- Khách hàng nhận được email thông báo có người đặt bid, họ đọc sơ nội dung.
 
- Khách hàng login vào freelance site và xem freelancer tên gì, xem kĩ freelancer viết bài chào giá bid ra sao, freelancer có nắm được yêu cầu hay không; Nếu họ quan tâm hơn thì sẽ xem freelancer đó ở châu lục nào, đã làm bao nhiêu dự án, có rắc rối kiện tụng và thất bại dự án nào chưa; Tùy vào mức độ quan tâm mà khách hàng sẽ tìm hiểu nhiều hơn và đi đến quyết định chọn freelancer đó làm dự án cho mình hay không.

Khi chúng ta đã hiểu một số hoạt động của khách hàng thì hẳn bạn cũng đã lờ mờ nhận ra rằng bản thân mình bị thiếu một điều gì đó khiến khách hàng chưa muốn chọn. Đúng vậy, đa số khách hàng có những điểm chung khi chọn freelancer đó là freelancer phải chỉ ra được vì sao khách lại chọn anh ta chứ không chọn ai khác. Hãy chú ý đến 3 điểm đầu tiên:
 
1/ Tạo profile thu hút. Làm bài tests để chứng thực kiến thức và kĩ năng. Xem profile của những worker đã làm nhiều dự án để tham khảo thêm. Một ngày nên vào freelancer site 3 lần, tìm dự án mới thích hợp để bid.

Khi khách hàng có sự quan tâm đến bid của bạn, họ có thể xem profile để hiểu thêm về bạn. Như vậy việc chuẩn bị một profile đẹp là điều hết sức cần thiết. Và một điều gần như hiển nhiên, các Top freelancer đều là những người có profile đẹp. Phải học hỏi họ thôi, đúng không? :)

Lần đầu tiên bạn đi bid dự án, bạn phải chỉ ra được những kĩ năng và kiến thức mà bạn đang có. Bạn cũng có thể giới thiệu những dự án đã từng làm, đưa ra những website đã tham gia xây dựng. Tuy nhiên, nói suông không đủ, bạn nên cho họ thấy bạn đã vượt qua được những bài test online trên site. Các freelance site thường dùng gói trắc nghiệm của expertrating.com và để kiểm tra miễn phí bạn nên dùng phần Skills của Elance.com, còn bên freelancer.com họ sẽ tính phí khi làm bài kiểm tra.

Tại sao phải vào freelance site 3 lần một ngày ? Thực ra, điều này tùy thuộc vào quỹ thời gian rảnh rỗi của mỗi người, nhưng là vì lần đầu tiên đi bid kiếm dự án làm thì bạn nên nghiên cứu xem khách hàng thường đưa dự án lên freelance site vào những giờ nào trong ngày và phải cố gắng bid ngay hoặc trong vòng 1 đến 2 ngày kể từ khi dự án được đưa lên. Bạn nên nhớ, không phải chỉ 1 lần bid là được ngay đâu, chúng ta phải cạnh tranh với nhiều freelancer khác trên thế giới, cho nên phải bid nhiều dự án thì cơ hội nhận dự án đầu tiên sẽ cao hơn.

Việc bid dự án nhiều dự án còn giúp bạn có khả năng thẩm định giá cả theo mặt bằng chung. Dù bạn có được nhận dự án đó hay không thì bạn vẫn có thêm cơ hội để biết được worker (contractor) khác đã nhận nó với giá bao nhiêu, freelancer đó có đặc điểm gì nổi trội không. Từ đó bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm khi bid dự án.

2/ Chọn những dự án nhỏ, bid giá thấp ở 5 dự án đầu tiên nhằm kiếm đánh giá (rate) cao. Rate là thứ quan trọng nhất vào thời điểm này. Nhớ thiết lập phần search để trang New projects hiển thị dự án phù hợp và chắt lọc hơn.

Để có cơ hội nhận được dự án đầu tiên nhanh chóng thì chúng ta không nên quan tâm lắm đến việc kiếm tiền trên những dự án này. Mục đích của chúng ta là có một profile tốt, trong đó có vấn đề rất quan trọng đó là chứng minh cho các khách hàng biết rằng chúng ta đã làm tốt các dự án trước đây như thế nào. Bằng chứng rành rành là những khách hàng mà ta đã làm họ khen ngợi và cho đánh giá cao về chúng ta. Vì mục tiêu kiếm cho được sự đánh giá cao từ khách hàng, cho nên tiền là thứ không quan trọng ở giai đoạn đầu tiên này. Nói như vậy, thế thì giá bao nhiêu là rẻ, bao nhiêu là vừa, bao nhiêu là đắt? Hãy xem thêm bài định giá tiền dự án freelance. Cho nên, chúng ta sẽ chú ý vào những dự án mà ta chắc chắn làm được, làm một cách chính xác và nhanh chóng trong vòng 1 hoặc 2 tiếng. Thế thì bạn nghĩ sẽ bid bao nhiêu? Tôi cho rằng, chỉ cần $20 trở lại. Thậm chí có thể xem như làm "free" với giá $5. Nên nói rõ cho khách hàng biết rằng bạn làm với giá đó là vì bạn mới tham gia freelance nên muốn chứng tỏ khả năng để có rate tốt chứ nếu làm đúng giá thì phải là $50 chẳng hạn.

Tùy vào mục đích của bạn là muốn kiếm nhiều hơn 5 dự án cực nhỏ dạng như trên để trình làng năng lực của bạn cho các khách hàng mới hay không, nhưng theo tôi thì chỉ cần 5 dự án nhỏ là đủ để các khách hàng tiềm năng khác có đánh giá về bạn. Những dự án về sau chúng ta sẽ bid đúng giá để tránh cái nhìn tiêu cực (phá giá, xem rẻ chất xám) từ các freelancer (hoặc buyer) về freelancer Việt, cũng như công sức và trí tuệ của bạn bỏ ra được đền bù xứng đáng. Sau khi làm xong 5 dự án đầu tiên, ít nhiều bạn cũng có chút kinh nghiệm trong việc trao đổi bằng văn bản tiếng Anh với khách hàng, biết được các dạng dự án mà khách hàng hay đưa ra, bạn tự chủ trong công việc ra sao, nên nghiên cứu thêm kiến thức, rèn luyện thêm kĩ năng nào,... nói chung là khôn ra thêm chút đỉnh :)

Phần filter để ra kết quả chắt lọc nhằm giúp chúng ta không mất thời gian đọc qua những loại dự án không thuộc thế mạnh của mình. Nên lọc dự án theo lĩnh vực và khoảng giá tiền. Bạn mới tham gia thì dự án lớn hơn $1,000 hoặc $5,000 chẳng ai dám cho bạn làm đâu. Tuy nhiên bạn cũng có thể xem các dự án đó với mục đích tham khảo những yêu cầu của chúng để chuẩn bị cho tương lai... ;)

3/ Đọc yêu cầu của dự án cẩn thận, sau đó phân tích và trả lời rõ ràng về chức năng sản phẩm, thời gian, giá cả ở lần trao đổi đầu tiên với khách hàng. Nếu có chỗ chưa rõ hãy hỏi ngay để chứng tỏ mình có đọc kĩ và quan tâm đến dự án của khách. Không được cẩu thả ở bài viết trả lời.

Ghi chú thứ 3 này thật ra là ghi chú chung cho mọi dự án mà bạn muốn bid, tuy nhiên những lần bid đầu tiên bạn càng phải tuân thủ hết sức nghiêm chỉnh. Bởi, bạn không thể nào làm một dự án khi bạn chưa thật sự hiểu rõ về nó. Ngoài ra, bạn còn chủ động rèn luyện tiếng Anh với khách hàng, tự đánh giá một dự án, tự ước lượng thời gian, mức độ khó dễ của dự án. Bạn càng hiểu rõ dự án, càng quan tâm đến dự án và tỏ rõ cho khách hàng biết về điều đó thì họ sẽ chú ý và phản hồi bạn. Tham khảo thêm về việc Freelancer giao tiếp với khách hàng.

Một cảm xúc khó quên sẽ đến với bạn và kéo dài âm ỉ cả tuần khi làm những dự án freelance đầu tay.

Trên đây là một số suy nghĩ cá nhân. Bạn nào muốn thử làm freelance thì có thể đăng ký bằng link dưới đây: www.freelancer.com

ST. 

THÍCH NỘI DUNG HỮU ÍCH NÀY



MMOMIND - THAM GIA NHÓM KIẾM TIỀN, CÙNG BÀN LUẬN, GIÚP ĐỠ NHAU TRÊN FANPAGE (CÓ GÌ THẮC MẮC CỨ PM HỎI HAN TRỰC TIẾP)